top of page

[The Washington Post] - Báo Quốc Tế Đánh Giá Cao Cà Phê Robusta Bảo Lộc

VIỆT NAM DỐC TOÀN LỰC CHO HẠT CÀ PHÊ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

By Rebecca Tan and Nhung Nguyen | May 15, 2023 at 2:00 a.m. EDT

Thuan Sarzynski, người giúp dẫn dắt những nỗ lực phát triển bền vững cây cà phê ở Việt Nam cho ECOM Agroindustrial, một tập đoàn giao dịch hàng hóa đa quốc gia, giới thiệu một loại cà phê robusta tại vườn thử nghiệm ECOM tại tỉnh Lâm Đồng Việt Nam, ngày 14 tháng tư. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post).


Bảo Lộc, Việt Nam – Trong hàng thập niên, thế giới cà phê có một ngôi sao: cà phê arabica. Hạt cà này rất phức tạp và có độ ngon tuyệt hảo, những công ty như Starbucks, họ từ chối sử dụng những loại hạt khác. Điều ấy đã gây ra nỗi ám ảnh với cộng đồng những người yêu thích cà phê Java. Nhưng vì biến đổi khí hậu, như một lẽ tất yếu, đã hoán cải vận may của hạt cà phê này.

Giống cà phê arabica tinh tế này rất nhạy cảm với biến đổi nhiệt độ và đối mặt với triển vọng mờ nhạt trong trong một thế giới đang trở nên nóng hơn. Một thời, cây cà phê robusta to lớn, thô kệch đã bị xem là cô em gái xấu xí, sở dĩ được gọi là robusta vì nó phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt, đang trỗi dậy để khẳng định vị thế của mình.

Việt Nam, theo dữ liệu của chính phủ, sản xuất hơn một nửa cà phê robusta của thế giới, và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nỗ lực giải cứu cà phê khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Những nông trại cà phê robusta tọa lạc trên khắp các triền đồi của Tây Nguyên Việt Nam, có sức sống dẻo dai hơn và có năng suất cao hơn những nơi khác, các nhà khoa học khẳng định. Đồng thời, một số chủng loại còn cho ra sản lượng cao gấp 2, gấp 3 lần những chủng loại cà phê khác trên thế giới.

“Cà phê arabica không đủ sức đáp ứng khẩu vị”, ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, chia sẻ trong một buổi chiều gần khu những quán cà phê thời thượng tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Và cà phê robusta Việt Nam, ai cũng biết, là số một thế giới” – ông cho biết thêm.


Phần lớn sự chuyển biến sang cà phê robusta là vì sự cần thiết. Vào năm 2021, một đợt sương giá tại Brazil đã gây tổn hại đến 200.000 ha cây cà phê arabica chính yếu, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mất đến hàng năm trời đến phục hồi.

Những cơn bão liên tiếp cũng đã làm điêu tàn những nương rẫy cà phê arabica ở Honduras, trong khi đó những biến đổi khôn lường về lượng mưa đã gây tổn hại đến những người nông dân trồng cà phê ở Colombia. Bà Vanúsia Nogueira, giám đốc điều hành của ICO, tổ chức có trụ sở tại London (International Coffee Organization – Tổ chức cà phê quốc tế) cho biết: “Biến đổi khi hậu đã gây ra vô số vấn đề, hầu hết ảnh hưởng đến những quốc gia sản xuất cà phê arabica”.

Năm ngoái (2022), lượng đầu ra thấp ở Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, theo đó đã giúp thúc đẩy nền xuất khẩu của cà phê Việt Nam đạt con số kỉ lục 4 tỉ đô la Mỹ, cao hơn 30% so với năm trước đó, các cán bộ chính phủ Việt Nam biết. Hơn 93% lượng cà phê Việt Nam sản xuất là robusta.

Biến đổi khí hậu không phải không ảnh hưởng đến cây cà phê robusta – chẳng hạn loài này rất nhạy cảm với khô hạn, nhưng cà nhà nông học thường đồng ý rằng nó có khả năng chịu đừng biến động nhiệt độ tốt hơn cà phê arabica. Nghiên cứu quan trọng đang dần để mắt đến cà phê robusta, loại cà phê mà gần đây thường không được quan tâm cho lắm.


Vườn cà phê của anh Tới nguyễn tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho Washington Post).


Anh Tới Nguyễn, người sản xuất cà phê robusta, đang kiểm tra cây cà phê trong nông trại của mình.

(Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho Washington Post)

Quả cà phê robusta đang nở. Lâm Đồng ngày 13 tháng 4. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post)


Tại Bảo Lộc, một thành phố nông nghiệp lặng lẽ cách thành phố du lịch Đà Lạt 2 giờ đi xe, các nhà nghiên cứu Việt Nam và châu Âu đang tiến hành thử nghiệm các phương pháp nhằm sao chép đặc điểm sinh trưởng của những giống robusta bản địa, những điều đã chứng minh đặc điểm chống chọi cực tốt với sâu bệnh và nhiệt độ cao. Các nhà nghiên cứu Việt Nam và châu Âu đang tiến hành thử nghiệm các phương pháp nhằm sao chép đặc điểm sinh trưởng của các giống cà phê Robusta bản địa, đã chứng tỏ sự chống chọi đặc biệt với sâu bệnh và nhiệt độ cao.

Anh Tới Nguyễn, người nông dân bản địa cho biết: “những cộng đồng đang “chuẩn bị” và tương lai của cà phê là ở đây”. Sử dụng những công nghệ canh tác và sơ chế mới, anh Tới Nguyễn, năm nay 48 tuổi, đã sản sản xuất ra những mẫu cà phê robusta đầu tiên được những nhà giám khảo quốc tế công nhận là chất lượng cao. Những hạt cà phê của anh đã bán được với giá cao gấp 3 lần giá cà phê robusta thị trường thông thường, anh cho ra những mẻ pha với vị tinh khiết và không bị vị đắng và mùi nhựa giống như những loại cà phê robusta hạng bét dành cho cà phê uống liền. Người yêu thích cà phê của anh có ở Việt Nam, Pháp và Nhật bản, đó cũng là một phần của một bước tiến nhỏ nhưng đầy đột phá nhằm tái tạo sự uy tín của cà phê robusta.


“Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất cà phê robusta nhưng còn ở việc hướng dẫn cho phần còn lại của thế giới cách làm loại cà phê này”, bà Sahra Nguyễn, nhà sáng lập người Mỹ gốc Việt của Nguyen Coffee Supply, điều này đã thúc đẩy những nhà bán lẻ như Whole Foods và Blue Bottle Coffee bắt đầu chấp nhận loại cà phê robusta này. Những người nông dân và nhà rang ở Việt Nam là “những người có học vấn và sáng tạo nhất” khi nói về cà phê robusta, bà Sahra Nguyễn trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Brooklyn. Họ đã tinh chỉnh các phương pháp sơ chế với những nguyên liệu tự nhiên và đi tiên phong trong cách lên men yếm khí để tạo ra hương vị mới.

Những nhà sản xuất ở những nơi khác trên thế giới quan tâm đến các phương pháp này đang tăng dần lên, bao gồm những người ở Mỹ La-tinh, những quốc gia này đã có thời gian dài tập trung cho arabica nay đã bắt đầu thử nghiệm khả năng trồng cây cà phê robusta, bà Nogueira từ tổ chức ICO (Tổ chức Cà phê Quốc tế) cho hay.


Đinh Thị Mừng đi thăm trang trại cà phê của mình tại Di Linh, Lâm Đồng. Gia đình chị hướng đến những phương pháp canh tác bền vững cho cà phê của mình, như xen canh và giảm lượng phân bón hóa học. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post)



Arabica vẫn có lượng người yêu thích trung thành – kể cả ở Việt Nam, những quán cà phê đặc sản vẫn chủ yếu phục vụ loại cà phê này, một vài quán tự hào khi nói rằng họ chỉ phục vụ cà phê arabica – nhưng “hơn hết ở hiện tại, những gì người ta nhận ra là họ cần thêm sự lựa chọn bên cạnh cà phê arabica, vì tương lai”, bà Nogueira, một người Brazil nói.

Tại Bảo Lộc, nỗ lực này đã đi đến thành công với loại cây robusta bản địa với thân cây thấp, nhỏ mà người dân bản địa gọi là giống “xanh lùn”. Tên kỹ thuật của loại cà phê này là “Trường Sơn 5”, tên được đặt theo tên của người nông dân giới thiệu nó lần đầu ra công chúng trong cuộc thi về cây cà phê địa phương. Cứng cáp và dày chắc, đúng như cái tên “xanh lùn”, loại cây này có khả năng chống chọi bền bỉ với các mối đe dọa từ môi trường, bao gồm sâu bệnh đến bệnh gỉ sắt trên lá cà phê, một loại nấm gây thiệt hại nghiêm trong cho các trang trại ở Trung Mỹ.

Chính phủ Việt Nam gần đây đã công nhận TS5 là loại đặc biệt, xứng đáng để nghiên cứu và nhân giống. Và năm ngoái, Liên minh châu Âu đã bật đèn xanh cho một dự án với công ty thương mại ECOM Agroindustrial để nghiên cứu cách ghép gốc từ loại cây TS5 và những loại cứng cáp khác vào những cây cà phê robusta yếu hơn, và tiềm năng hơn nữa là cho những loài cà phê khác nữa.


Theo nhà nghiên cứu Thuan Sarzynski, mục tiêu chính là tạo ra một loài cây gọi là “cà phê siêu hạng”, loài cây đứng vững trước mọi thách thức của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, không chỉ với cà phê robusta, dự án sẽ thử nghiệm với những loài cà phê khác bao gồm liberica, loại cây có rễ cắm sâu và chống hạn tốt.

Liberica có dưới 2% tổng lượng sản xuất cà phê trên toàn cầu nhưng nó đã được trồng ở Việt Nam, trên vùng đất này từ lâu nhưng với số lượng nhỏ. Rất nhiều người nông dân bản địa đã thử ghép cành robusta vào gốc liberica, và đó cũng là mục tiêu của dự án, nhà nghiên cứu Sarzynski nói. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng liệu nghiên cứu quá trình đó có thể tạo ra một loại cà phê chống hạn, có năng suất cao cho tương lai hay không.


Một buổi chiều dưới cái nắng chói chang, Nguyễn Trung Thành bẻ cong một nhánh của cây TS5, chiều cao và kích thước. Anh Thành cho biết, loại cây này có thể cho năng suất 30kg quả cà phê, tương đương gấp đôi các loại khác.

Vườn thử nghiệm ECOM tại Bảo Lộc, Việt Nam. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post)


Nguyễn Trung Thành, chịu trách nhiệm gieo trồng, đang hướng dẫn cách ghép cà phê tại vườn thử nghiệm ECOM ở Bảo Lộc.

(Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post).


Một cây cà phê ghép tại vườn thử nghiệm ECOM ở Bảo Lộc. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post).


Tây Nguyên, Việt Nam là khu vực mát mẻ hơn hầu hết cả nước, nhưng trong mùa hè, nền nhiệt độ vẫn tăng lên đến 30 độ C. Anh Thành lau mồ hôi trên trán. Trả lời cho câu hỏi: làm thế nào những cây xanh lùn này đối diện với nền nhiệt độ đó, anh Thành nói: “Ổn thôi, chúng không sợ lắm đâu”.

Những nhà nghiên cứu rất tự tin rằng có rất nhiều giống robusta ở Việt Nam với những chất lượng khác nhau, đáng để nghiên cứu. Những chuyên gia cũng nói rằng, để bảo vệ những giống này, người nông dân cần phải dừng việc làm cho đất đai bị quá tải để nâng cao năng suất. Thực tế, đây là một điều khó có thể đòi hỏi ở một vùng đất trong quốc gia mà có truyền thống đã tồn tại sự chênh lệch trong phát triển và xóa đói giảm nghèo.

Ông Bùi Đắc Hảo, quản lý chương trình cho Tổ Chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững (The Sustainable Trade Initiative - IDH) phát biểu: qua hàng thập niên lạm dụng phân bón hóa học và độc canh, đã làm giảm điều kiện canh tác ở vùng đất này. Những nhà phân phối cà phê đang thúc đấy những nông hộ sản xuất nhỏ giảm đi lượng phân bón hóa học sử dụng và trồng thêm các loài cây khác, phương pháp này được gọi là xen canh, để giảm bớt tình trạng nghèo kiệt của đất đai.


Người dân lái xe máy đi qua vườn cà phê robusta trồng xen canh với những loại cây khác ở tỉnh Lâm Đồng.

(Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post).


Trong 2018, Tổ Chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững (The Sustainable Trade Initiative ) đã khởi động một chương trình thí điểm tại Di Linh, một huyện láng giềng của thành phố Bảo Lộc, chương trình trao cơ hội để những người nông dân động lực để họ trồng bơ, sầu riêng và những loại cây ăn trái trên trang trại của họ. Ông Hảo cho biết “Chúng tôi đã mất thời gian dài để thuyết phục họ, nhưng trong năm rồi, tỉ lệ người nông dân tham gia vào chương trình xen canh đã nhảy vọt từ 7% đến 62%.

Canh tác hữu cơ không chỉ tốt cho đất đai, nó tốt cho cả hạt cà phê nữa, anh Tới Nguyễn, người nông dân Bảo Lộc cho hay. Trong 5 năm qua, anh Tới đã khôi phục một trang trại cà phê già cỗi, nghèo kiệt trở nên một khu vực tự nhiên hơn, giới thiệu cho công chúng những cây bản địa và để cho những loại cỏ dại và những nhánh cây tiêu đen bò lan đến những cánh tay cà phê. Anh Tới nói rằng, làm nông kiểu này cho ra những cây robusta rất khỏe, và đương nhiên hương vị cũng tuyệt vời hơn nhiều nữa.


Nhân cà phê trong nhà máy cà phê của anh Tới Nguyễn ở tỉnh Lâm Đồng.

(Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post).


Nhà sản xuất Tới Nguyễn tại nhà máy cà phê của anh. (Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post)


Công nhân đang lựa hạt cà phê tại nhà máy cà phê của anh Tới Nguyễn.

(Ảnh Thanh Huệ cung cấp cho The Washington Post)


Tại nhà kho của mình, anh mở ra một một túi lớn đựng cà phê từ mùa vụ vừa qua, quả đỏ đậm, không như những người nông dân khác, anh chỉ chọn những quả chín. Anh lấy một nắm và đưa lên mũi, anh nói rằng “Mùi giống như kẹo vậy đó”

Là con út trong một gia đình trồng lúa, anh Tới Nguyễn lớn lên trong khó nghèo và không lâu trước đó, anh kiếm sống bằng việc bán bắp luộc ngoài đường, anh nhớ lại. Con đường tiến vào ngành cà phê đặc sản là con đường cứ tự nhiên diễn ra với anh, không hề có sự kì vọng nào.

Anh Tới nói rằng “Tôi muốn đi sâu hơn, cao hơn vào chất lượng, tôi muốn tìm đến giới hạn”. Trong vòng vài ngày sau đó, anh Tới đến Portland, Oregon, Hoa Kỳ, nơi đó anh sẽ giới thiệu cho thế giới hạt cà phê của anh trong sự kiện lớn nhất về cà phê ở Bắc Mỹ. Anh có một chút lo lắng về chuyến bay dài và hầu như không nói được tiếng Anh, nhưng với cà phê, anh chẳng lo lắng gì cả. Ly cà phê của anh, chính nó sẽ nói lên tất cả.


Thực hiện: Rebecca Tan

Rebecca Tan là Trưởng Văn phòng Đông Nam Á cho báo The Washington Post.

Mời đọc bài báo gốc tại đây.


Lược dịch: OMT

16 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page